Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Tật nghiến răng và hậu quả nặng nề

Nghiến răng là tật khá phổ biến ở người lớn và trẻ em nhưng phần lớn chúng ta không biết cách để kiểm soát, vì thế nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


>> Trị sâu răng bao nhiêu tiền
>> Trị sâu răng ở đâu tốt
>> Răng bị sâu đen phải làm sao

Nghiến răng là tình trạng khi các răng ở hai hàm nghiến siết với nhau. Thực tế, nó có thể xảy ra không chỉ khi ngủ mà còn xuất hiện khi thức, trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng... là những thời điểm chúng ta không nhận thức được.

Nguyên nhân và những hệ lụy khi mắc phải tật nghiến răng

Bệnh nhân có tật nghiến răng thường được phát hiện bởi những người xung quanh (nghiến răng khi thức) hoặc người ngủ cùng (nghiến răng khi ngủ). Nghiến răng nhiều gây mòn răng; mẻ răng; nhạy cảm răng (nhẹ hay nặng tùy vào tổn thương mòn răng); đau tai nhưng không có tổn thương ở tai; mỏi, căng cơ hàm, đau khi ăn nhai ở một bên mặt.


Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng, thường được cho là liên quan tới các yếu tố sau:

Yếu tố thần kinh: Nghiến răng có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.

Rối loạn giấc ngủ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết đối với tật nghiến răng.

Thuốc: Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm...

Bệnh lý: Có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh Parkinson... Thậm chí hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.

Hay gặp ở trẻ em

Tần suất của việc nghiến răng có xu hướng giảm dần theo tuổi, trẻ em nghiến răng nhiều hơn người lớn và thấp nhất sau độ tuổi 65, có thể liên quan tới sự chưa hoàn thiện của hệ thống thần kinh cơ và các rối loạn về giấc ngủ cũng như tâm lý chưa ổn định, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh ở trẻ em.

Nghiến răng ở trẻ thường xuất hiện sau khi mọc những răng phía trước vào khoảng 1 tuổi, trẻ có tật thở miệng hoặc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, amidan lớn, hen suyễn; đặc biệt trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, những trẻ trong độ tuổi tới trường với áp lực học tập cao có tỷ lệ nghiến răng cao hơn.

Các biến chứng có thể gặp của nghiến răng

Hầu hết các trường hợp nghiến răng không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nghiến răng mức độ nặng và thường xuyên có thể gây ra một số biến chứng như: tổn thương răng, xương hàm, các phục hình răng; nhạy cảm răng do mòn răng; rối loạn khớp thái dương hàm; đau vùng đầu mặt.

Khắc phục cách nào?

Nghiến răng mức độ nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên với những trường hợp nặng, điều trị là thực sự cần thiết. Phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc bởi nha sĩ qua thăm khám. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giảm các ảnh hưởng tới răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế tối đa việc nghiến răng. Việc điều trị bao gồm các liệu pháp trị liệu, thuốc, can thiệp nha khoa.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.