Hở lợi chân răng hay còn gọi tụt lợi hở chân răng, là hiện tượng răng bị mất dần lớp cement tạo sự liên kết giữa chân răng và lợi, khiến lợi di chuyển dần về phía chóp răng, dẫn đến lộ bề mặt chân răng. Hở lợi chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến ngà răng bị lộ, răng trở nên nhạy cảm hơn và thường bị ê buốt – đau nhức khi có kích thích từ thức ăn, hỡ kẽ răng, tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng do thức ăn dễ bị mắc kẹt, gây mất thẫm mỹ và thâm chí có thể dẫn đến mất răng. Do đó, việc điều trị và ngăn chặn tình trạng răng bị tụt lợi là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe – thẩm mỹ của bạn.
Phẫu thuật vẩu hàm dưới (http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-duoi-lay-lai-nu-cuoi/)
Chữa cười hở lợi có an toàn không (http://phauthuathamhomom.com/chua-cuoi-ho-loi-co-an-toan-khong/)
Nguyên nhân gây ra tình trạng hở lợi chân răng
Theo các chuyên gia nha khoa, lợi (nướu) là niêm mạc nhai, là phần có màu hồng nhạt hoặc hồng sậm có lấm chấm màu da cam. Lợi khỏe mạnh thường bám chặt vào chân răng, giữ cho răng vững chắc, đồng thời bảo vệ phần xương ổ răng nằm bên dưới nướu. Tuy nhiên, nếu lợi của bạn có các triệu chứng: chân răng bị chảy máu mỗi khi chải răng, răng cảm thấy bị ê buốt khi ăn nhai, vùng lợi sưng tấy – đau nhức, lộ chân răng… thì có nghĩa bạn đang gặp phải tình trạng hở lợi chân răng hay tụt lợi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tụt lợi hở chân răng, bao gồm:
Bệnh nha chu: Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tụt lợi hở chân răng. Bệnh nha chu là dạng năng của bệnh viêm nướu, viêm quan răng nhưng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn phá hủy mô lợi và xương ổ răng hỗ trợ giữ răng tại chỗ.
Gen di truyền: Theo các nghiên cứu trong nha khoa, đặc điểm về hính dáng, màu sắc, kích thước… vùng lợi của bạn được di truyền từ bố mẹ. Vì thế, nếu bố mẹ của bạn có tiền sử mắc bệnh nướu răng, tụt nướu thì bạn cũng có nguy cớ mắc bệnh rất cao, mặc dù bạn có chế độ chăm sóc răng miệng rất tốt.
Chải răng không đúng cách: Thói quen chải răng quá thường xuyên, trên 3 lần/ ngày – chải răng với lực quá mạnh – chải răng theo chiều ngang với bàn chải quá cứng – chải răng không đúng cách có thể gây mòn men răng, tụt lợi.
Chế độ chăm sóc răng miệng kém: Nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên, từ 2-3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn, không dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không súc miệng với nước súc miệng có tính kháng khuẩn… sẽ khiến thức ăn thừa bị tích tụ lại trên răng, lâu ngày tạo thành cao răng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hở lợi chân răng.
Sự thay đổi nội tiết tố: Sự biến động hàm lượng hóc môn nữ trong các thời kì: tuổi dậy thì, mang thai, thời kì mãn kinh… có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tụt nướu hở chân răng.
Sự biến động hàm lượng hóc môn nữ trong các thời kì: tuổi dậy thì, mang thai, thời kì mãn kinh… có thể làm tăng nguy cơ tụt lợi hở chân răng.
Các phương pháp điều trị hở lợi chân răng theo từng giai đoạn
Trước khi tiến hành điều trị hở lợi chân răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám kĩ lưỡng tình trạng của bạn, chỉ định chụp phim x-quang 3 chiều, xét nghiệm tổng quát. Dựa vào những dữ liệu này, bác sĩ có thể xác định được mức độ tụt lợi của bạn, số răng bị tụt lợi, vùng răng bị tụt lợi… để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hở lợi chân răng ở mức độ nhẹ: Bác sĩ tiến hành loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và cao răng tích tụ trên bề mặt răng – nướu, nhằm phá hủy nơi cư trú của vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tụt nướu. Ngoài ra, nếu răng bị tụt lợi kèm theo cảm giác ê buốt khi có kích thích, bạn có thể thay đổi loại kem dành riêng cho răng nhạy cảm hoặc gậm gel flour theo hướng dẫn của nha sỹ. Hoặc bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chiếu ánh lazer kết hợp bôi dung dịch fluorid, giúp bịt kín 90% các ống ngà bị hở chỉ trong lần điều trị đầu tiên.
Hở lợi chân răng ở mức độ nặng: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tụt lợi hở chân răng ở mức độ nghiêm trọng, bề mặt chân răng bị lộ ra ngoài quá nhiều hoặc các mô lợi và xương ổ răng đã bị phá hủy. Lúc này, bác sĩ có thể áp dụng một trong các phương pháp phẫu thuật sau:
– Ghép ghép vạt niêm mạc: Thủ thuật này nhằm bù đắp phần lợi đã bị mất và che phủ phần chân răng bị lộ ra ngoài. Bác sĩ sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng bên cạnh để đắp vào vùng răng bị tụt lợi, có thể kèm theo vật liệu ghép. Các phương pháp ghép ghép vạt niêm mạc thường được sử dụng là vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.
– Tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lợi và làm sạch sâu các vùng mô lợi bị viêm nhiễm, nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một loại vật liệu tái tạo như các loại màng sinh học, xương ghép hoặc protein đặt vào phần lợi và xương bị phá hủy, nhằm kích thích cơ thể của bạn tái tạo lại xương và các mô tự nhiên tại khu vực đó. Sau khi kết thúc ca điều trị, một phần mô xương và mô nha chu có thể hồi phục trở lại.
Đối với trường hợp hở lợi chân răng ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật.
Những biện pháp ngăn ngừa hở lợi chân răng hiệu quả
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn ở trạng thái tốt nhất, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tụt lợi hở chân răng. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
Tập thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày
Chọn bạn chải có đầu lông mềm và mịn để chải răng để tránh làm tổn thương răng – lợi của bạn. Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách theo chiều dọc và xoay tròn.
Chọn kem đánh răng có chứa fluoride, giúp chống lại các vi khuẩn gây tụt nướu hiệu quả. Không nên chọn các loại kem đánh răng được làm từ hydrogen peroxide và baking soda, chúng sẽ khiến men răng bị mài mòn và gây tụt lợi nếu bạn sử dụng thường xuyên.
Sử dụng nước súc miệng có tính kháng khuẩn để làm sạch khoang miệng sau khi chải răng, việc này giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.
Giảm các yếu tố nguy cơ gây hở lợi chân răng
Những người sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ bị tụt lợi rất cao. Ngoài ra, việc tiếp tục sử dụng thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của ca điều trị. Hãy cố gắng bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.