Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Làm mão răng sứ bị đau buốt răng do đâu?

Làm mão răng sứ trong một số trường hợp có thể gặp phải những cơn đau buốt đến óc hoặc ê buốt răng khi ăn phải thức ăn quá lạnh,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.

Làm mão răng sứ được biết đến nhiều hơn với tên gọi chụp răng sứ. Do răng sứ dùng bao bọc bên ngoài phục hình cho răng cũ bị hư hỏng hoặc mất giống như đội chiếc mũ (mão) lên trụ răng hoặc trụ implant nên còn gọi là mão sứ. Sau khi chụp sứ, một số người trải qua một thời gian răng đau buốt vô cùng và trở nên rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Vì sao làm mão răng sứ bị đau?
Vì sao làm mão răng sứ bị đau?

1. Các vấn đề gây đau răng

Những vấn đề hay hoàn cảnh tương tự dẫn đến sự cần thiết phải làm mão răng sứ (sâu răng, mẻ vết trám răng, gãy răng…) cũng có thể ảnh hưởng bất lợi cho răng sứ sau này theo những cách khác nhau. Ngay cả một chiếc răng trước đây có vẻ ổn nhưng sau khi chụp răng sứ thì lại nảy sinh một số triệu chứng. Đó là do trước khi chụp sứ những dấu hiệu nghi ngờ về răng không khỏe mạnh rất mờ nhạt nhưng sau khi chụp một thời gian ngắn hoặc đôi khi vài năm, chiếc răng mới phát tác nặng.

Ví dụ như sau khi làm mão răng sứ, một số vấn đề đối với dây thần kinh của răng mới xuất hiện và đòi hỏi phải hỗ trợ điều trị tủy. Những răng này có thể chỉ cần chịu áp lực rất nhẹ của lực cắn cũng có thể kéo theo cơn đau dữ dội trong nhiều giờ. Răng cũng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh hơn bình thường.

Với các trường hợp khác, có thể chiếc răng cần phục hình đã gãy nứt đến mức ngay cả mão sứ cũng không thể nẹp các phần răng sót lại an toàn với nhau. Răng có biến chứng này sẽ tiếp tục đau đớn khi chịu lực cắn ngay cả sau khi chụp sứ.

Những trường hợp này không thể được dự đoán chính xác nên khi có những triệu chứng phát triển hay kéo dài, hãy báo ngay với nha sĩ của bạn để họ đánh giá tình trạng và xác định hướng hỗ trợ điều trị hợp lý.

2. Đau vì sai lệch khớp cắn

Nha sĩ sẽ đánh giá mão sứ mới của bạn với răng đối diện trước khi cố định cứng mão sứ trên trụ răng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hình dạng của mão sứ không đúng.

Loại rắc rối này có thể dễ dàng sửa bởi nha sĩ vì họ chỉ cần chỉnh sửa lại khớp cắn bằng cách tác động lên bề mặt mão sứ, làm cho hình dạng của mão sứ hài hoài với khớp cắn. Bạn đừng nghĩ có thể tự mình giải quyết vì trên thực tế, nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời có thể sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng chẳng hạn như hỗ trợ điều trị tủy.
3. Răng đau vì quá nhạy cảm với nóng lạnh

Sau khi làm mão răng sứ một số người có thể nhận thấy răng của họ rất nhạy cảm với thức ăn cũng như đồ uống nóng lạnh. Các vị trí nhạy cảm này thường ngay tại rìa mão sứ tiếp xúc với nướu răng.

Giải thích cho điều này có thể là do mão sứ không khít với răng. Cho dù mắt thường không phát hiện ra nhưng khoảng hở tiếp xúc bề mặt này phản ứng rất mạnh với các kích thích nóng lạnh.

Vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng và đơn giản bằng những cách như sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm (trong thành phần hoạt chất thường chứa kali nitrat)

Trên đây là một số biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, vì thế hãy lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín để tiến hành làm mão răng sứ bạn nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.